Cửu Môn Võ Đường

Võ Cổ Truyền Việt Nam

Lịch sử Việt Võ Đao

     
  

Việt Võ Đạo không chỉ một phong cách võ hay một trường phái võ thuật. Nó đơn giản là một thuật ngữ chỉ những môn võ thuật có xuất xứ từ Việt Nam. Việt Võ Đạo đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.
 
Việt Võ Đạo tại Pháp
 
Võ cổ truyền Việt Nam xuất hiện tại Pháp sau Đại chiến thế giới thứ hai khi một vài võ sư Việt Nam chọn nước Pháp để định cư.
 
Việc truyền dạy võ thuật cổ truyền Việt Nam trong một thời gian dài không diễn ra công khai. Mãi tới những năm 50, những câu lạc bộ võ đầu tiên được mở tại các phòng tâp ở một số thành phố : Võ sư Nguyễn Dân Phú mở Câu lạc b ộ tại Mông-lu-xông, Võ sư Hoàng Nam mở tại thủ đ ô Paris. Tình trạng này kéo dài tớI năm 1969. Vào thời điểm đó, ở Pháp mới chỉ tồn tại duy nhất một liên đoàn võ cổ truyền chính thức là FFJDA, liên đoàn võ Giu đô. Đây cũng là thời kì võ Karatê bắt đầu phát triển và liên đoàn võ Karatê chuẩn bị ra đời.
 
Lúc đó, võ sư Phan Hoàng tiếp xúc võ sư Nguyễn Dân Phú và đề xuất kế hoạch thành lập một liên đoàn võ tập hợp các trường phái võ cổ truyền Việt Nam khác nhau tại Pháp nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam cũng như tránh sự lấn ướt của các liên đoàn võ thuật Nhật Bản.
 
Các võ sư sau đây đã tập hợp lại với nhau để cùng thành lập liên đoàn này :
 
    .  Phan Hoàng, trường phái võ Nghĩa Long, Vovinam
    .  Nguyễn Dân Phú, trường phái Thanh Long
    .  Trung Hoa, trường phái Kim Long
    .  Hoàng Nam, trường phái Wu Tao
    .  Phạm Xuân Tòng, sau này thành lập trường phái Qwan Ki Do
    .  Trần Phước, trường phái Han Bai
    .  Trần Minh Long, trường phái Minh Long
    .  Bùi Văn Thịnh
 
Võ sư Phan Hoàng được bầu làm chủ tịch liên đoàn mới. Nhằm giữ gìn bản sắc và tình đặc thù của mỗi trường phái võ cấu thành lên liên đoàn, các võ sư đã chọn thuật ngữ Việt Võ Đạo nhằm tôn vinh đất tổ của các môn võ này
 
         Việt : Việt Nam
         Võ : Võ Thuật
         Đạo : Con đường
 
Năm 1972 đánh dấu sự ra đời của liên đoàn Việt Võ Đạo tại Pháp. Các môn võ Việt Nam bắt đầu một thời kì phát triển mạnh tạI Pháp, tại các lảnh thổ hải ngoại, trên khắp châu Âu và bắt đầu mở rộng ra thế giới.




   
Tháng Tám năm 1974, với mục đích tập hợp các môn võ cổ truyền Việt Nam trên qui mô thế giới và thúc đẩy sự phát triển của Việt Võ Đạo, một đoàn võ sinh Pháp dưới sự dẫn dắt của các võ sư Nguyễn Dân Phú v à Phan Hoàng, đã tới Việt Nam và đặt chân tại thành phố Hồ Chí Minh.
 
Trước sự có mặt của đông đảo các võ sư và trường phái võ, một chương trình đào tạo võ đã được soạn thảo. Võ sư Phan Hoàng trở thành chủ tịch của Việt Võ Đạo quốc tế và võ sư Nguyễn Dân Phú được bẩu là chủ tịch hội đồng võ sư.


     
Ngày 31 tháng 3 năm 1978, một nghị định cấp bộ s ố 87534 đã đồng ý cấp qui chế hoạt động mang tính chất thể thao và hướng tớI giớI trẻ cho liên đoàn Việt Võ Đạo. Song không may là sau khi nhiều võ sư đã đóng góp vào sự ra đời của liên đoàn qua đời và một thế hệ lãnh đạo mới tiếp quản việc lãnh đạo, liên đoàn Việt Võ Đạo sau đó đi vào một thời kì biến động và chia rẽ thành nhiều tổ chức nhỏ như UFVO trong đó có phái Cửu Môn, FAMTV, FRAM và một số phái nhỏ khác..
 
Tuy nhiên sự chia rẽ này vốn là vấn đề chung của hầu hết các liên đoàn thể thao hay liên đoàn khác đã không tổn hại đến sự phát triển của Việt V õ Đạo tại Ph áp cũng như tại các nước khác. Chính cấu trúc truyền th ống chặt chẽ về mặt tổ chức của võ cổ truyền Việt Nam dựa trên mốI liên kết Môn phái - Thầy - Môn đệ đã giúp cho nó trụ vững và tiếp tục phát triển.



     
Việt Võ Đạo tại Việt Nam
 
Trên thực tế, thuật ngữ Việt Võ Đạo ít thông dụng ở Việt Nam vốn thường chỉ sử dụng những từ cổ hơn như Võ Cổ Truyền, Võ thuật hay thông dụng hơn cả là Võ.
 
Người Việt Nam quan niệm rằng tập võ là rèn luyện các kĩ thuật đối kháng sử dụng tay, chân, vũ khí truyền thống đồng thờI giúp trí tuệ phong phú và cải thiện thể chất. Năm phẩm chất của Khổng giáo là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín thường xuyên được giảng dạy trong các trường phái võ nghiêm túc.
 
Sự phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam luôn gắn với lịch sử và văn hoá Việt Nam. Mặc dầu vậy, sự phát triển của những trường phái và nhóm võ lớn chỉ mớI bắt đầu từ cuối thể kí thứ 19. Các võ sư nổI tiếng nhất và được coi như là những vị tổ sư của võ cổ truyền Việt Nam theo cách hiểu của chúng ta Ba Cát, Han Bai, Cự Tốn - người thầy đầu tiên của võ sư Nguyễn Dân Phú, Sau To vân vân. Sau này vào khoảng những năm 40-50 xuất hiện thêm các võ sư Quack Van Ke trường phái Lam Sơn, Nguyễn Lộc phái Vovinam, vân vân...
 
Trên khắp Việt Nam, từ miến Bắc, miền Trung tới miền Nam, các trường phái võ nở rộ với những đặc thù khác nhau như Thiếu Lâm, Bình Định, Vĩnh Xuân, vân vân. Chính quyền Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các phái võ này phát triển và nhiều hiệp hội võ được công nhận ra đời. Những cuộc giao lưu thi đấu quốc tế cũng thường xuyên được tổ chức. ( Xem trang Việt Nam )
 
Lich sử Vovinam có phần riêng biệt bởi Vovinam thực ra chỉ được nhìn nhận như là một phong trào thể thao chứ không thực sự là một trường phái võ thuật với đầy đủ nghĩa của nó. Vovinam chủ yếu phát triển ở ngoài lãnh thổ Việt Nam tại các cộng đồng Việt Kiều trên khắp thế giới...
 
Ngày nay, do thiên về biểu diễn và nhào lộn, Vovinam không thực sự thu hút được nhiều môn sinh yêu võ cổ truyền Việt Nam.
 
Tại Việt Nam, các môn võ cổ truyền Việt Nam chủ yếu được thực hành ở Sài Gòn và các vùng phụ cận.
 
Phần tóm lược này trích từ 2 cuốn sách sau của André Gazur: Võ sư Nguyễn Dân Phú, cuộc đời và sự nghiệp và cuốn Cửu Môn Việt Võ Đạo.